Ngôn ngữ: Tiếng Việt

14 Tháng Tám, 2019

Nhượng quyền: Cao tốc lên đỉnh vinh quang hay đại lộ thẳng vực phá sản – Hãy chọn đúng ngã rẽ với VIETRF

Như các bạn đã biết, nhượng quyền được Entrepreneur đánh giá là mô hình kinh doanh an toàn nhất với tỷ lệ thành công hơn 90%. Nhưng đối mặt với một quyết định đầu tư lớn trong sự nghiệp, 10% rủi ro cũng đủ để khiến nhiều người chùn chân.

Vì thế, phải làm gì để chắc chắn “nằm yên” ở khu vực thành công 90%. VIETRF 2018 đã có câu trả lời cho bạn dưới đây.

Tài chính là số 1!

Cơ hội mở rộng thị phần và nâng “đứa con tinh thần” lên một tầm cao mới luôn làm vô số chủ thương hiệu mất ngủ vì vui sướng. Nhưng bạn cần phải giữ một cái đầu lạnh để nắm rõ những cơ hội và rủi ro sắp xảy ra trong tương lai.

Một số thương hiệu lớn tầm cỡ thế giới vẫn đón nhận thất bại ở nhiều thị trường, trong khi một số nhãn hiệu đã thích ứng và phù hợp nên không chỉ lớn mạnh mà còn trở thành một ví dụ điển hình về nhượng quyền thành công.

Nhưng trước khi bước ra một “địa bàn” mới, trước hết bạn phải hiểu rõ bản thân. Tình hình tài chính hiện tại là một yếu tố quan trọng quyết định nhãn hiệu của bạn có nên tham gia nhượng quyền vào thời điểm này hay không.

Một bài học mà đa phần chủ doanh nghiệp “đau đớn” nhận ra sau khi thất bại là, càng hoạt động nhỏ thì càng dễ thành công. Một khi trở thành chuỗi, chủ nhượng quyền phải trở thành một nhà quản lý tài ba, luôn biết cách hợp tác với hàng chục đối tác nhận quyền và hàng trăm vấn đề mới của họ.

Cố quá thành… quá cố

Đây là một câu truyện khá “kinh điển”. Cửa hàng đầu tiên được mở ra, với ý tưởng lạ và khả năng quản lý tuyệt vời, nhãn hiệu ngay lập tức trở thành một điểm đến hấp dẫn của mọi khách hàng. Rất nhiều nhà đầu tư mong muốn nhận quyền thương hiệu để sao chép thành công của bạn. Bạn nhanh chóng đồng ý vì cửa hàng đầu tiên hiện đang phát triển quá nóng, lắm lúc mất khách hàng chỉ vì quy mô không đủ phục vụ vào những khung giờ cao điểm.

Sau khi nhượng quyền qua điểm thứ 2, bạn phải “cắm trại” tại đó cả ngày lẫn đêm để chắc chắn rằng thương hiệu mình xây dựng bấy lâu nay sẽ không bị ảnh hưởng bởi chất lượng của cửa hàng nhượng quyền. Bỗng nhưng, hàng loạt vấn đề xuất hiện tại cửa hàng đầu tiên, vắng bóng nhà sáng lập, chất lượng dịch vụ và doanh thu dần giảm xuống một cách đáng nguy hiểm.

Ngay lập tức, bạn đứng trong một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Liệu bạn sẽ quay lại địa điểm thứ 1 để bảo toàn lợi nhuận, hay tiếp tục tập trung vào địa điểm thứ 2 để tiếp tục gia tăng thị phần?

Tiếc rằng không có một câu trả lời nào chính xác trong trường hợp này, một nhãn hiệu nhượng quyền trước khi sẵn sàng là một nhãn hiệu đang lao đầu vào bờ vực phá sản.

Bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia trong lĩnh vực nhượng quyền và bán lẻ, và đồng thời là cố vấn nội dung của VIETRF sẽ sẵn sàng trả lời câu hỏi của bạn trong những buổi họp chuyên đề.

Nên hay không bắt đầu nhượng quyền?

Sau đây là những điểm phải nắm trong tay nếu bạn muốn bắt đầu nhượng quyền:

Doanh thu và lợi nhuận cao ở địa điểm hiện tại: Như đã đề cập ở trên, nền tảng tài chính sẽ là chỗ dựa tốt cho thành công của một đế chế nhượng quyền. Chỉ nên mở rộng thị phần nếu bạn nắm chắc được khu vực mình đang hoạt động.

Đội ngũ nhân viên mẫn cán: Tràn đầy nhiệt huyết, dồi dào năng lượng, nhân viên tại những vị trí đang hoạt động cần có tố chất để có thể đảm bảo rằng địa điểm vẫn hoạt động tốt nếu không có sự giám sát của chủ doanh nghiệp. Việc đánh mất tinh thần làm việc, hay tệ hơn nữa là đánh mất những nhân viên giỏi trong lúc phát triển sẽ là một chướng ngại lớn, có thể làm “trật đường ray” kế hoạch nhượng quyền của bất kì thương hiệu nào.

Quy tắc, quy tắc, quy tắc: Việc thiết lập nên một bộ tiêu chuẩn hoạt động và đảm bảo mọi chi nhánh đều tuân thủ từng chữ trong đó sẽ tạo nên một guồng quay đều đặn. Nếu chỉ kinh doanh một vài địa điểm, nội quy hoạt động có thể qua loa được, nhưng nếu phát triển thành một chuỗi, mỗi một sai lầm có thể khiến toàn bộ cỗ máy gặp vấn đề.

Chiến trường mới luôn cần tướng giỏi: Ở mỗi một thị trường riêng biệt, việc có một quản lý khu vực giàu kinh nghiệm sẽ giúp chủ thương hiệu nhượng quyền phần nào bớt đau đầu hơn. Có thể thấy ở nhiều thương hiệu quốc tế lớn, các nhân viên tại địa điểm đầu tiên luôn được trọng dụng chuyển công tác đến chỗ mới, các yếu tố “lạ nước lạ cái” sẽ phần nào được giảm đi nếu có sự xuất hiện của những nhân viên trung thành này.

Nếu muốn có một đội ngũ không ngừng phát triển, bạn phải liên tục tìm kiếm những tài năng với tâm huyết và khả năng phát triển nhanh chóng trong tương lai.

Luôn giữ một cái đầu lạnh: Vâng, mở rộng thị phần luôn là một sự kiện vô cùng trọng đại. Nhưng đừng để những cảm xúc đó làm lu mờ khả năng ra quyết định của bạn. Tìm hiểu về khu vực mới, nghiên cứu kỹ càng những cơ hội và hiểm nguy, đưa ra những mục tiêu kinh doanh cụ thể và thực tế. Luôn bình tĩnh trước mọi kết quả bất ngờ sẽ xảy ra.

Vào vạch, sẵn sàng… Nhượng quyền!

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn một phần kiến thức về những cơ hội và thách thức khi bắt đầu nhượng quyền. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, đừng ngần ngại đến ngay Triển lãm Quốc tế Công nghệ Cửa hàng & Nhượng quyền Thương hiệu (VIETRF) để được đối thoại trực tiếp với những chuyên gia hàng đầu trong ngành.

Và nếu bạn đã sẵn sàng nhượng quyền, còn chờ gì nữa mà không đăng ký ngay một gian hàng tại VIETRF. Trong năm 2017, triển lãm đã thu hút hơn 30,000 khách tham quan; trong đó có 12,000 người mua thương mại và đơn vị nhận quyền.

Với hơn 150 thương hiệu nhượng quyền đến từ các nước như Đài Loan, Singapore, Malaysia, USA, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan và các nước châu Âu. Triển lãm VIETRF 2018 dự kiến tiếp đón số lượng khách tham quan, đặc biệt là người mua thương mại và đơn vị nhận quyền cao kỷ lục so với các năm trước đó, đem đến vô vàn cơ hội hợp tác cho các đơn vị triển lãm.

Kết hợp với chương trình giao thương 1:1 có sắp xếp trước (Biz-matching 1:1) được hỗ trợ bởi ban tổ chức, hàng ngàn thỏa thuận đã được ký kết ngay trong năm 2017.

Triển lãm Quốc tế về Công nghệ cửa hàng & Nhượng quyền thương hiệu 2018 là nơi tổng hợp tất cả công nghệ tối tân nhất trong bán lẻ.

Cập nhật thông tin sự kiện tại:

  • Website: www.vietrf.com
  • Facebook: www.facebook.com/vietrfshow/

Thông tin chi tiết liên hệ:

  • Điện thoại: +84 934511953
  • Email: nhanlieu@coex.vn

Bài viết liên quan

Liên hệ

VIỆT NAM

Ms. Trần Anh Thư:+84 (0)936 120 196 (Mobile, Zalo) / +44 (0)7511 782 926 (WhatsApp, WeChat)

  • trananhthu@coex.vn

 

HÀN QUỐC

Mr. Leo Song (송준우) : +82-2-6000-8127

  • junussong@coex.co.kr

 

 

ĐÀI LOAN & TRUNG QUỐC

Ms. Camille Chen: +886-2-2749-34681 | +86-13910485231

  • twcchen@gmail.com

Đăng ký nhận Enews-letter

mySQL dummy tracking - This is a Whitelist Signature for verification to Mona Media domain