Mr. Leo Song (송준우) : +82-2-6000-8127
- junussong@coex.co.kr
11 Tháng Ba, 2020
Giới chuyên gia nhận định, có 2 xu hướng chính của ngành bán lẻ và những ai chậm thích ứng với điều này đã phải ra đi…
Theo quan điểm của Công ty chứng khoán VnDirect, có hai xu hướng chính của ngành bán lẻ, bao gồm bán lẻ tạp hóa đang chuyển dịch thành các cửa hàng quy mô nhỏ (siêu thị mini/minimart và cửa hàng tiện lợi) và xu hướng mua sắm sản phẩm điện tử là sự kết hợp hài hòa giữa cửa hàng vật lý và cửa hàng online (nền tảng đa kênh).
Các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini/cửa hàng bách hóa đang là điểm đến hấp dẫn người tiêu dùng Việt vốn ngày càng coi trọng sự thuận tiện, vệ sinh an toàn và dịch vụ tốt hơn. Theo Nielsen, người mua sắm Việt Nam giảm dần thói quen mua sắm ở chợ truyền thống và chọn đến các cửa hàng tiện lợi hoặc minimart thường xuyên hơn. Xu hướng này đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi/minimart tại Việt Nam, bao gồm cả thương hiệu nội địa (Vinmart +, Bách Hóa Xanh, Co.op Food) và nước ngoài (Circle K, B’s mart, 7-Eleven).
VnDirect kỳ vọng quy mô các cửa hàng tạp hóa bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng nhanh khi các nhà bán lẻ trong và ngoài nước cạnh tranh mở rộng.
Trong năm 2019, Tập đoàn Vingroup, tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam, đã đạt thỏa thuận về việc sáp nhập công ty con trong mảng bán lẻ (Vincommerce) với nhà sản xuất tiêu dùng hàng đầu Masan để thành lập công ty hàng tiêu dùng và bán lẻ lớn nhất Việt Nam.
Công ty chứng khoán này cũng cho rằng, những ai chậm thích ứng với những xu hướng mới đã phải ra đi. Năm 2019 đã chứng kiến sự ra đi của nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp rút khỏi thị trường có đặc điểm chung là mô hình kinh doanh kém linh hoạt, khả năng tài chính hạn chế, thiếu đầu tư vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ cũng như chậm mở rộng mạng lưới. Trong khi đó, những nhà bán lẻ thắng cuộc có chiến lược mở rộng nhanh chóng, nắm bắt tốt thị hiếu tiêu dùng và có khả năng chiếm các vị trí đắc địa. Ngoài bán lẻ tạp hóa, bán lẻ điện tử tiêu dùng (CE) cũng là một phân khúc được chú ý. Các nhà bán lẻ điện tử lớn đã mở rộng quy mô cửa hàng của họ ngay cả khi lo ngại thị trường đã phần nào bão hòa, đặc biệt là với các thiết bị di động. Công ty Cổ phần Thế giới Di động (MWG) vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với 50% thị phần trong phân khúc điện thoại di động, tiếp theo là FPT Retail (FRT) với 18% thị phần. MWG cũng nắm giữ phân nửa thị phần ngành trong phân khúc bán lẻ điện máy.
Bắt kịp với xu thế, nhiều nhà bán lẻ điện tử đã áp dụng chính sách bán hàng đa kênh phục vụ cả nhu cầu mua sắm online và offline. Người tiêu dùng vẫn có thể tham khảo và thử trực tiếp tại các cửa hàng vật lý nhưng thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến để hưởng lợi từ ưu đãi/khuyến mại. Ngược lại, người tiêu dùng cũng có thể tham khảo mức giá và mẫu mã thông qua website/ứng dụng của đơn vị bán lẻ nhưng thực hiện giao dịch mua sắm tại cửa hàng (theo Deloitte 2019).
Công ty mới sẽ kế thừa mạng lưới bán lẻ 2.600 cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và 14 trang trại nông nghiệp công nghệ cao của VinEco. VnDirect đánh giá đây là một động thái chiến lược giúp thị trường bán lẻ Việt Nam tái cấu trúc theo hướng tập trung, sẵn sàng đối mặt với sự gia nhập của các nhà bán lẻ lớn nước ngoài. Do đó, VnDirect cũng kỳ vọng thương vụ sát nhập này có thể tận dụng sự bùng nổ của thị trường để xác lập vị thế nhà bán lẻ hàng đầu trong nước.
Nguồn: diendandoanhnghiep
Bài viết liên quan
mySQL dummy tracking - This is a Whitelist Signature for verification to Mona Media domain